Xuất hóa đơn khi bán hàng qua Lazada

Menu

Cách viết hóa đơn khi bán hàng qua Lazada

15:23:50 16-04-2018 | Lượt xem: 35905

Cách viết hóa đơn khi bán hàng qua Lazada

Hỏi: Chào bộ phận tư vấn của Song Kim,
Hiện nay, công ty tôi có bán hàng qua trang TMĐT Lazada. Theo định kỳ, Lazada chuyển khoản thanh toán những đơn hàng đã giao thành công tới khách hàng vào tài khoản công ty của tôi. Số tiền được chuyển khoản sẽ là giá bán niêm yết mà công ty tôi đăng trên Lazada và trừ đi 1 khoản phí gọi là phí hoa hồng (phần phí hoa hồng này sẽ tùy thuộc vào mặt hàng). Vậy, cách viết hóa đơn khi bán hàng qua Lazada ra sao để đúng luật? Cảm ơn! 
Anh Thái – Nhà bán hàng trên Lazada!
Cách viết hóa đơn khi bán hàng qua Lazada

Đáp: Cảm ơn anh Thái đã gởi câu hỏi đến bộ phận tư vấn của Song Kim, với câu hỏi của anh, chúng tôi xin trả lời cụ thể như sau:
  1. Căn cứ vào điểm a, khoản 2, điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 31 tháng 03 năm 2014, quy định về hóa đơn bán hàng và cung cấp dịch vụ.
  • Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn
  • a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn
    • Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  1. Căn cứ vào Khoản 2, điều 91 Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ tài Chính ngày 22 tháng 12 năm 2014, hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
  • Tài khoản 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bán hàng như chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ phục vụ trực tiếp cho khâu bán hàng, tiền thuê kho, thuê bãi, tiền thuê bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá đi bán, tiền trả hoa hồng cho đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu,...
>>> Tin tức cùng chuyên mục: Mức phạt khi xuất hóa đơn sai thuế suất

Số tiền nhận được do Lazada chuyển khoản là số tiền đã trừ đi phần hoa hồng của Lazada

Theo như tìm hiểu của Dịch vụ kế toán Song Kim thì sàn thương mại điện tử Lazada là một trung gian nhằm giúp các nhà bán hàng (công ty, hộ kinh doanh, cá nhân) bán hàng. Lazada thay mặt các nhà bán hàng thu hộ tiền từ khách hàng và định kỳ, sẽ chuyển khoản thanh toán cho các nhà bán hàng sau khi đã trừ đi phần hoa hồng (hay còn gọi là phí mặc định). Công thức tính cụ thể như sau:
  • Tiền nhà bán hàng nhận được = Giá niêm yết trên LZD – hoa hồng của LZD
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách hạch toán chiết khấu thanh toán

Các bước nhà bán hàng thực hiện khi bán hàng trên Lazada

Bước 1: đăng tải sản phẩm bao gồm hình ảnh sản phẩm, nội dung sản phẩm, giá niêm yết.
Bước 2: khi có đơn hàng, nhà bán hàng sẽ đóng gói và bàn giao cho đơn vị vận chuyển để đơn vị vận chuyển tiến hành giao hàng đến cho khách hàng. (Bước này sẽ có nhiều hình thức giao hàng như: giao hàng qua LEX, giao hàng tới bưu cục do LZD chỉ định, FBL,…)
Bước 3: Khi giao hàng cho khách hàng, sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: giao hàng thành công, LZD sẽ tiến hành thu hộ tiền hàng cho nhà bán hàng và theo định kỳ, sẽ chuyển trả tiền hàng cho nhà bán lẻ sau khi trừ đi phần hoa hồng bán hàng.
Cách viết hóa đơn khi bán hàng qua Lazada

>>> Tin tức cùng chuyên mục: Cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp

Trường hợp 2: giao hàng không thành công, LZD sẽ tiến hành hoàn trả hàng cho nhà bán hàng.
Bước 4: LZD tiến hành thanh toán định kỳ 1 tuần/lần cho nhà bán hàng.
Như vậy, tại bước 3, căn cứ vào điểm a, khoản 2, điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 31 tháng 03 năm 2014, thì đây là thời điểm mà nhà bán lẻ đã chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho người mua. Và đây cũng là thời điểm nhà bán lẻ xuất hóa đơn thuế GTGT để ghi nhận doanh thu.
  • Nhà bán hàng tự xác định doanh thu đã giao hàng theo ngày và lập hóa đơn tổng cuối ngày.

Cách ghi hóa đơn khi bán hàng trên Lazada

Vào cuối mỗi ngày, nhà bán hàng sau khi đã xác định được doanh thu bán hàng, thì tiến hành xuất hóa đơn để ghi nhận doanh thu, chi tiết như sau:
  • Ngày hóa đơn: là ngày nhà bán hàng tổng hợp được doanh thu
  • Tên khách hàng: ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”
  • Các dòng còn lại như: tên đơn vị, mã số thuế, địa chỉ: bỏ trống, không ghi
  • Hình thức thanh toán: TM/CK (Tiền mặt/Chuyển khoản)
  • Tên hàng hóa, dịch vụ: bạn ghi cụ thể những hàng hóa mà Lazada đã giao thành công trong ngày hôm đó.
  • Đơn vị tính: là đơn vị tính của hàng hóa đã giao thành công (Cái, chiếc, bộ, gói,…)
  • Số lượng: là số lượng của từng loại hàng hóa đã giao thành công trong ngày.
  • Đơn giá = giá niêm yết mà bạn bán trên Lazada / 1+ thuế suất
  • Cộng tiền hàng: bạn cộng tất cả các khoản ở mục thành tiền lại.
  • Thuế suất thuế GTGT: ghi thuế suất của hàng hóa bạn đang kinh doanh. Xem thêm: thuế suất thuế GTGT mới nhất.
  • Tiền thuế GTGT = cộng tiền hàng * thuế suất thuế GTGT
  • Tổng cộng tiền thanh toán = Cộng tiền hàng + Tiền thuế GTGT
  • Số tiền bằng chữ: ghi rõ số tiền bằng chữ ở dòng tổng cộng tiền thanh toán.

Ví dụ cụ thể về việc ghi hóa đơn khi bán hàng trên Lazada

Lấy ví dụ theo hình ảnh bên trên, ngày 02/04/2018, nhà bán hàng đã giao thành công 1 đơn hàng, trị giá 155.000 đồng (đã bao gồm 10% thuế GTGT), nhà bán hàng sẽ tiến hành xuất hóa đơn như sau:
Cách viết hóa đơn khi bán hàng qua Lazada

Đến cuối mỗi quý, các bạn không cần xé liên 2 của hóa đơn ra khỏi cùi nhưng vẫn PHẢI BÁO CÁO THUẾ GTGT và ghi nhận doanh thu vào sổ sách kế toán cho hóa đơn này
Trên đây là tất cả các bước để nhà bán hàng có thể ghi nhận đúng doanh thu bán hàng khi bán hàng trên trang TMĐT Lazada.
Hy vọng với phản hồi bên trên, anh Thái đã biết cách ghi nhận doanh thu khi bán hàng trên Lazada.
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp Song Kim chúc anh công việc kinh doanh ngày càng phát triển!
Zalo
X