TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
----------
Số: 76605/CT-TTHT
V/v hóa đơn khi xuất khẩu |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------
Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2018
|
Kính gửi: Công ty TNHH Strawberry Jams Hanoi
(Địa chỉ: tầng 2 tòa nhà Hà Nội Group, 445 Đội Cấn, Phường Vĩnh Phúc, Quận Ba Đình, TP Hà Nội; MST: 0108124152)
Trả lời công văn số 07/CV-2018 ngày 05/11/2018 của Công ty TNHH Strawberry Jams Hanoi (sau đây gọi tắt là Công ty) hỏi về chính sách thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Thông tư của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế, sửa đổi, bổ sung Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính như sau:
+ Tại Khoản 7 Điều 3 quy định:
“7. Sửa đổi khoản 4 Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:
“Hóa đơn thương mại. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan”.
+ Tại Khoản 1 Điều 5 quy định:
“1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau:
2. Các loại hóa đơn:
a) Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
b) Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:
- Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
- Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” (mẫu số 5.3 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
Ví dụ:
- Doanh nghiệp A là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài. Doanh nghiệp A sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng cho hoạt động bán hàng trong nước và không cần lập hóa đơn GTGT cho hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài.
>>> Bài viết cùng chuyên mục: Cách tra cứu hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty đang sử dụng hóa đơn GTGT, Công ty
phát sinh hoạt động xuất khẩu dịch vụ phần mềm cho tổ chức nước ngoài thì Công ty
không cần phải lập hóa đơn GTGT cho hoạt động này. Công ty
lập hóa đơn thương mại theo hướng dẫn tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính nêu trên.
Trong quá trình thực hiện, nếu còn vướng mắc thì đề nghị Công ty liên hệ với Phòng Kiểm tra thuế số 1 để được hướng dẫn chi tiết.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty được biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng KT1;
- Phòng Pháp Chế;
- Lưu: VT, TTHT(2). |
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Mai Sơn |
(Nguồn: Cục Thuế Thành Phố Hà Nội)
Bạn cần lưu trữ file, bấm vào đây để tải.
Trên đây là toàn bộ nội dung công văn số 76605/CT-TTHT về việc xuất hóa đơn khi xuất khẩu dịch vụ phần mềm.
Song Kim hy vọng qua bài viết này sẽ giải đáp được tất cả các thắc mắc của các bạn về cách viết hóa đơn khi xuất khẩu dịch vụ phần mềm.
Trân trọng kính chào!