Lương cơ bản

Menu

Những điều cần biết về lương cơ bản và lương tối thiểu vùng

09:27:23 20-01-2022 | Lượt xem: 1262

Lương cơ bản và lương tối thiểu vùng vốn là các khái niệm quen thuộc đối với kế toán tiền lương, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ và phân biệt được các nội dung này. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp các câu hỏi như lương cơ bản là gì? Lương tối thiểu vùng là gì? Cách phân biệt lương cơ bản và lương tối thiểu vùng cũng như những quy định mới nhất hiện nay.

Mức lương cơ bản

Những điều cần biết về lương cơ bản và lương tối thiểu vùng

Lương cơ bản là gì?

  • Hiện nay chưa có văn bản quy định cụ thể về lương cơ bản. Đây là mức lương tối thiểu mà người lao động nhận được khi làm việc trong một cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp. Mức lương cơ bản không bao gồm những khoản thu nhập khác như hoa hồng, tiền thưởng, phụ cấp và các khoản khác mà người lao động được nhận.
  • Mức lương cơ bản được thể hiện trong hợp đồng lao động theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Mức lương cơ bản hiện nay của người lao động trong doanh nghiệp thường được căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định và chính sách lương của từng doanh nghiệp.

Lương cơ bản có phải là mức lương đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) không?

Để trả lời câu hỏi này, mời bạn cùng dịch vụ thành lập doanh nghiệp Song Kim trở về thời điểm trước khi Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực. Theo đó, trước năm 2018, nhiều doanh nghiệp sử dụng lương cơ bản để làm mức đóng BHXH cho người lao động. Tuy nhiên, từ ngày 01-01-2018, theo quy định ở Khoản 2, Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Tại Khoản 2, Điều 6, Quyết định số 595/QĐ-BHXH quy định mức tiền lương đóng BHXH bắt buộc tối thiểu quy định như sau:
  • Mức lương cơ bản đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
  • Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
  • Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
  • Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.
>>> Có thể bạn quan tâm: Mức đóng BHXH năm 2023
Theo Khoản 1, Điều 30, Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH những khoản phụ cấp theo lương tính BHXH bao gồm:
  • Phụ cấp chức vụ, chức danh.
  • Phụ cấp trách nhiệm.
  • Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
  • Phụ cấp thâm niên.
  • Phụ cấp khu vực.
  • Phụ cấp lưu động.
  • Phụ cấp thu hút.
  • Các phụ cấp có tính chất tương tự.

Lương tối thiểu vùng

Những điều cần biết về lương cơ bản và lương tối thiểu vùng

Lương tối thiểu vùng là gì?

Khác với lương cơ bản vốn không có quy định cụ thể, khái niệm lương tối thiểu vùng được quy định cụ thể tại Điều 91 Luật lao động 2019 như sau:
  • Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
  • Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
  • Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
  • Chính phủ quy định chi tiết về mức lương tối thiểu vùng; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Quy định về mức lương tối thiểu vùng là mức lương áp dụng chung cho các tổ chức cá nhân có thuê mướn lao động và chi trả thu nhập, kể cả hộ kinh doanh cá thể.

Quy định về việc áp dụng lương tối thiểu vùng

Doanh nghiệp cần tuân thủ theo Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về áp dụng mức lương tối thiểu vùng như sau:
  • Mức lương thấp nhất phải trả cho người lao động không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
  • Mức lương trả cho người lao động cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.
Quy định về việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng được áp dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp trong nước hoặc có vốn đầu tư nước ngoài.

Mức lương tối thiểu vùng năm 2022

Vùng áp dụng Mức lương tối thiểu vùng năm 2022
Vùng I 4.420.000 đồng/tháng
Vùng II 3.920.000 đồng/tháng
Vùng III 3.430.000 đồng/tháng
Vùng IV 3.070.000 đồng/tháng
  • Mức lương tối thiểu vùng năm 2022 giữ nguyên so với năm 2021 theo Điều 96 và 103 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Cách phân biệt lương cơ bản và lương tối thiểu vùng

Những điều cần biết về lương cơ bản và lương tối thiểu vùng
 
Sau đây, dịch vụ thay đổi GPKD Song Kim sẽ gởi đến quý bạn đọc bảng so sánh lương tối thiểu vùng và lương cơ bản. Nhằm giúp các bạn dễ hình dung sự khác nhau giữa 2 khái niệm này.
 
Lương cơ bản
Lương tối thiểu vùng
Khái niệm và đặc điểm
- Là mức lương thấp nhất mà người lao động nhận được khi làm việc trong doanh nghiệp (không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng)
- Nhà nước không quy định là thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động.
- Là mức lương thấp nhất mà người lao động nhận được, được quy định theo từng vùng.
- Nhà nước quy định. Được quy định hằng năm căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội.
Đối tượng áp dụng
Với tất cả người lao động thuộc cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp.
Người lao động trong các doanh nghiệp.
Chu kỳ thay đổi
Lương cơ bản tăng theo sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Thông thường được điều chỉnh vào mỗi năm từ ngày 01/01.
Qua bài viết với những thông tin mới nhất về lương cơ bản và lương tối thiểu vùng, mong rằng các bạn có thể hiểu rõ để sử dụng trong công việc đúng theo quy định. Song Kim trân trọng kính chào!
Zalo
X