Hiện nay, tại Việt Nam đang có 5 loại sở hữu trí tuệ được bảo hộ theo Luật đó là: đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký quyền tác giả, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý và đăng ký quyền sáng chế. Vì đây là các tài sản “vô hình” của cá nhân, tổ chức nên việc không đăng ký bảo hộ có thể dẫn đến việc bị “đánh cắp”, mạo danh hoặc làm giả các loại tài sản này.
đăng thường không phải là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp. Nhưng về lâu dài, việc đăng ký sở hữu trí tuệ là rất quan trọng vì chúng ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của cá nhân, tổ chức. Hôm nay, mời bạn cùng
tìm hiểu 5 lý do vì sao mà bạn cần đăng ký sở hữu trí tuệ và 5 loại sở hữu trí tuệ được đăng ký bảo hộ theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2019.
Đầu tiên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sở hữu trí tuệ là gì?
Trí tuệ là tư duy, trí tưởng tượng của con người. Bao gồm nhiều khả năng khác nhau như phân tích, ghi nhớ, lý luận,..Trí tuệ có khả năng sáng tạo nghệ thuật, phát minh khoa học, sáng chế. Đây là năng lực riêng của mỗi con người.
Vậy sở hữu trí tuệ là sở hữu những sáng tạo của bộ não, sở hữu tài sản trí tuệ riêng của mỗi cá nhân hoặc tổ chức. Ví dụ như nhãn hiệu, tác phẩm văn học, giải pháp, sáng chế hữu ích, kiểu dáng công nghệ…
>>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ mở công ty uy tín
Đăng ký sở hữu trí tuệ là gì?
Đăng ký sở hữu trí tuệ là đăng ký bản quyền của mình cho các quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền được quy định tại khoản 1 điều 4 luật Sở hữu trí tuệ 2019 như quyền tác giả và các quyền khác liên quan đến tác giả (nhãn hiệu, tác phẩm nghệ thuật, bài hát,…), quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Và đăng ký sở hữu trí tuệ cũng đồng thời tạo ra hành lang pháp lý bảo vệ tài sản trí tuệ vô hình này.
>>> Xem thêm: Ý nghĩa của chữ ©, ®, ™ theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ
Vì sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ?
Việc sở hữu trí tuệ là việc sở hữu các tài sản “vô hình” của cá nhân, doanh nghiệp. Chính vì thế, việc đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ giúp hạn chế tối đa việc đánh cắp, sao chép, làm giả những sản phẩm, mặt hàng, tác phẩm của cá nhân/doanh nghiệp. Hãy cùng
dịch vụ doanh nghiệp Song kim tìm hiểu 5 lý do vì sao bạn nên đăng ký sở hữu trí tuệ.
Bảo vệ sở hữu trí tuệ khuyến khích sự sáng tạo
Việc đăng ký sở hữu trí tuệ thúc đẩy những chủ thể, cá nhân nắm quyền sở hữu có động lực sáng tạo, nghiên cứu tạo ra những kỹ thuật, sản phẩm mới có giá trị cho xã hội. Đồng thời đăng ký sở hữu trí tuệ thể hiện tính công bằng gần như tuyệt đối.
Thúc đẩy kinh doanh phát triển
Khi đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ góp phần bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, hạn chế những tổn thất không đáng có vì những hành vi “đánh cắp bản quyền” của các đối thủ cạnh tranh. Qua đó thúc đẩy việc sản xuất phát triển, kinh doanh có hiệu quả hơn.
Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng
Việc đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ góp phần hạn chế những sản phẩm kém chất lượng, hàng nhái, giả. Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời bảo vệ được uy tín và doanh thu cho chủ thể kinh doanh.
Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh
Bảo vệ tài sản trí tuệ sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng. Pháp luật Việt Nam tạo mọi điều kiện để mỗi cá nhân phát triển sự sáng tạo và đồng thời ngăn cấm những hành vi đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự.
Tạo uy tín cho doanh nghiệp
Khi một nhãn hiệu được nhiều người biết biết đến, chắc hẳn phải bỏ ra nhiều công sức lẫn tiền bạc. Uy tín của thương hiệu được xây đựng dựa trên chất lượng sản phẩm. Khi đó, nếu nhãn hiệu không được đăng ký bảo hộ chắc chắn sẽ bị sao chép, làm giả là ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu. Chính vì thế, việc đăng ký sở hữu trí tuệ là “tấm kiêng” vững chắc để bảo vệ uy tín của thương hiệu và doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Sự khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu
Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
Có 3 đối tượng quyền sở hữu trí tuệ đó là: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng
. Các nhóm quyền này được quy định cụ thể tại (điều 3 luật SHTT) như sau:
“1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.”
>>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh
5 loại bảo hộ sở hữu trí tuệ được đăng ký tại Việt Nam
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Căn cứ khoản 16 điều 4 Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2019, thì nhãn hiệu được quy định cụ thể như sau:
“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”
Chính vì thế, việc bảo hộ nhãn hiệu sẽ giúp cho các cá nhân, tổ chức bảo hộ được hàng hóa, dịch vụ mà mình đang cung cấp với các tổ chức, cá nhân khác. Tránh tình trạng bị đạo, nhái bởi các loại hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân khi kinh doanh. Qua đó, giữ vững được uy tín của thương hiệu
>>> Xem thêm: Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu
Đăng ký quyền tác giả
“Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Được quy định tại khoản 2 điều 4 luật SHTT.
Vậy đăng ký quyền tác giả là chủ sở hữu, tác giả tạo ra các tác phẩm nộp đơn yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo hộ cho tác phẩm của mình. Đăng ký quyền tác giả đồng thời là việc làm chống lại các hành vi vi phạm như đánh cắp, sao chép, lạm dụng các tác phẩm của người khác. Đăng ký quyền tác giả là biện pháp cần thiết bảo đảm quyền lợi cho chủ sở hữu.
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp
“
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này”. Được quy định cụ thể tại khoản 13 điều 4 luật SHTT.
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là chủ sở hữu kiểu dáng nộp đơn yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền – Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của mình bằng cách cấp văn bằng bảo hộ cho kiểu dáng.
Đăng ký sáng chế
“Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”. Được quy định tại khoản 12 điều 4 luật SHTT.
Đăng ký sáng chế là là chủ sở hữu kiểu dáng nộp đơn yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền – Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam xác lập quyền đối với giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình. Việc đăng ký bảo hộ sáng chế giúp cho chủ sở hữu bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp, ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm đến sáng chế đã được bảo hộ.
Đăng ký chỉ dẫn địa lý
“Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”. Được quy định cụ thể tại khoản 22 điều 4 luật SHTT .
Ví dụ: chỉ dẫn địa lý của hãng bánh pía “Sóc Trăng” sau khi đăng ký và đã trở thành thương hiệu bánh pía chỉ dẫn địa lý, nơi sản xuất bánh pía là tỉnh Sóc Trăng thể hiện chất lượng, đặc tính riêng biệt được dùng để phân biệt với các sản phẩm khác. Chỉ dẫn địa lý vừa mang tính thương hiệu, vừa mang tính quảng bá đặc điểm địa lý.
Vậy đăng ký chỉ dẫn địa lý là chủ sở hữu nộp đơn yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo hộ chỉ dẫn địa lý của mình.
Trên đây là tất cả các nội dung liên quan đến việc đăng ký sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đang cần xây dựng 1 thương hiệu lâu dài, cần bảo vệ các tài sản vô hình của bản thân và doanh nghiệp,…Nên đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ngay hôm nay để được sự bảo vệ từ pháp luật.