Slogan

Menu

Slogan là gì? Làm sao để hiểu và sáng tạo slogan phù hợp?

16:20:00 16-02-2021 | Lượt xem: 1760

Bạn nghĩ slogan rất ngắn và viết ra nó chẳng mất nhiều thời gian? Tuy nhiên, thực tế thì dù chỉ là cụm từ rất ngắn nhưng để có được một slogan ấn tượng, các nhà sáng lập thương hiệu đã bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu. Ở bài viết được Song Kim trích lược từ Vũ Digital sau đây, bạn sẽ thấy được tầm quan trọng của slogan trong bộ thiết kế thương hiệu và sẽ biết được slogan tác động lớn thế nào đối với nhận thức người tiêu dùng.

Slogan là gì? Làm sao để hiểu và sáng tạo slogan phù hợp?

Trước tiên, bạn cần hiểu slogan là gì?

Slogan là cụm từ ngắn thể hiện tính cách, bản sắc và cũng để định vị thương hiệu. Có thể nói, slogan là một phần “nhỏ mà có võ” trong bộ thiết kế thương hiệu. Tuy ngắn gọn nhưng để viết được một slogan, bạn cần có sự cẩn trọng bởi nó ảnh hưởng vô cùng lớn đến nhận thức khách hàng.

Điểm giống và khác của slogan với tagline

2 khái niệm này bị kha khá người nhầm lẫn. Tuy nhiên, chúng được chia riêng biệt và có điểm giống nhau là đều ngắn gọn, đánh trúng sự chú ý của khách hàng, đồng thời cũng lặp lại nhiều lần trên thiết kế thương hiệu.

Sự khác nhau ở đây là tagline có tuổi thọ ngắn, thường xuất hiện trong chiến lược quảng cáo ngắn hạn, còn slogan là khẳng định giá trị thương hiệu theo đuổi và những cam kết của thương hiệu đối với khách hàng. Ngoài ra, chúng còn có điểm khác nhau là tagline có thể có nhiều nhưng slogan chỉ có duy nhất 1 mà thôi bởi slogan mang mục đích lâu dài, tuổi thọ cao và bền vững, slogan cũng có tác động thay đổi phong cách của nhóm đối tượng khách hàng.

Slogan và Tagline – Cuộc chiến không hồi kết cho vị trí quan trọng nhất hay là sự đồng hành không thể tách rời?

Slogan là câu nói ngắn gọn và dễ đi vào tiềm thức của từng cá thể trong doanh nghiệp. Slogan cũng dễ nhớ, đủ để khiến nhân viên công ty có thể thuyết trình tất cả về thương hiệu mà họ gắn bó. Slogan giải đáp được câu hỏi “Thương hiệu của bạn hướng đến mục đích gì?”

Slogan cũng luôn song hành với logo để giúp khách hàng nhận diện thương hiệu, nó cũng giúp khách hàng đánh giá được lợi ích của thương hiệu, đồng thời đánh giá được xu hướng thẩm mỹ và thúc đẩy như cầu trải nghiệm sản phẩm của khách hàng.

Ví dụ: Nike với slogan kinh điển “Just Do It” và những chiến dịch tagline như: Believe in more; Dream Crazier; Find your greatness. Tuy hứng nhiều gạch đá nhưng Kaepernick và chiến dịch “Believe in Something” của Nike đã có được kỷ lục đáng kể, doanh số tăng 31% và giá cổ phiếu vượt mức cao nhất mọi thời đại.

Apple trong sự kiện ra mắt iPad Pro, đơn vị này có tagline “There’s more in the making” và slogan của Apple vẫn luôn là “Think Different”.

>>> Slogan được xem là kim chỉ nam của doanh nghiệp và vạch ra tagline cùng chiến lược truyền thông cho doanh nghiệp, slogan cũng là nền cho tổ chức. Vì thế, hãy đặt những viên gạch thật vững chắc, hãy xây dựng slogan ấn tượng để thương hiệu ghi được dấu ấn tích cực với khách hàng.

Hành trình xây dựng slogan có đơn giản?

Nếu bạn nghĩ cứ để ý tưởng slogan tự đến thì chắc còn lâu nhé. Bởi để có được một slogan độc đáo, nó là cả quá trình nghiên cứu và tiêu tốn chất xám của tất cả mọi người trong công ty. Slogan cần truyền tải được thông điệp thành từ khóa, phải ngắn gọn bắt tai, phải phù hợp với thiết kế thương hiệu và mọi thứ phải thật chỉnh chu trước khi thương hiệu ra mắt thị trường. Để tạo ra slogan, bạn đừng quên những yếu tố quan trọng:

+ Dễ đọc.

+ Ngắn gọn.

+ Đọc 1 lần và ghi nhớ 1 đời.

+ Thể hiện được điểm mạnh, tính cách và định vị được thương hiệu.

+ Slogan khác hoàn toàn với đối thủ.

+ Thông điệp phải tích cực.

+ Khơi gợi cảm xúc từ khách hàng.

+ Cấu trúc slogan mới lạ.

+ Có khả năng hiển thị trong mọi kích cỡ chữ.

Khi sáng tạo slogan, hãy khiến nó trở thành một phong cách sống cho đối tượng khách hàng của thương hiệu, như vậy slogan mới có thể tồn tại dài lâu và truyền cảm hứng qua nhiều thế hệ. Sau đây, Song Kim sẽ gợi ý cho bạn sáng tạo được slogan cho riêng mình. Có 5 dạng slogan thường thấy là:

  • Thứ nhất, dạng miêu tả dịch vụ/sản phẩm hay lời hứa từ thương hiệu như TED – Ideas worth spreading, TOMS Shoes – One for one,...
  • Thứ 2, dạng mệnh lệnh kích thích hàng động, thường bắt đầu với động từ, chẳng hạn như Toshiba – Don’t Copy. Lead., Youtube – Broadcast Yourself,...
  • Thứ 3, dạng so sánh, định vị doanh nghiệp ở vị trí cao nhất trong lĩnh vực doanh nghiệp theo đuổi như Budweiser-King of beers, Lufthansa-Nonstop you,...
  • Thứ 4 là dạng khiêu khích và hài hước, thường có dạng câu hỏi như Microsoft – Where are you going today? Hay slogan Dairy Council – Got milk?
  • Thứ 5, dạng thể hiện cụ thể các danh mục mà doang nghiệp cung cấp như The New York Times – All the news that’s fit to print, eBay – Happy hunting,...

>>> Trên con đường sáng tạo slogan, bạn cần xác định rõ thể loại và đối tượng khách hàng mà thương hiệu hướng đến, từ đó tìm những từ khóa và thể loại câu hỏi, cấu trúc ngữ pháp phù hợp để xây dựng một slogan mang dấu ấn hoàn hảo nhất. Viết slogan không dễ, nó cần dung hòa được sự thú vị lẫn sự nghiêm túc của thương hiệu. Song Kim chúc các bạn sáng tạo được 1 slogan ấn tượng, bạn nhé!

>>> Có thể bạn quan tâm: Thủ tục thành lập công ty chuẩn nhất

Zalo
X