Để chinh phục đối tượng nào đó, đầu tiên doanh nghiệp cần tìm hiểu đúng chân dung khách hàng. Đương nhiên bạn sẽ không thể làm người khác tin tưởng khi bạn chẳng biết chút gì về họ. Bài viết được
Song Kim sưu tầm sau đâu, chắn chắc sẽ giúp doanh nghiệp nhận ra được sự quan trọng của chân dung khách hàng trong quá trình vận hành doanh nghiệp cũng như hoạch định chiến lược marketing và cả chiến lược thương hiệu.
Chân dung khách hàng (Persona) là gì?
Chân dung khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu rõ được doanh nghiệp muốn thu hút đối tượng nào, từ đó có được chiến lược tiếp cận khách hàng phù hợp nhất!
Chân dung khách hàng chính là hình ảnh đối tượng mà doanh nghiệp hướng đến, là những người có khả năng mua sản phẩm và gắn bó lâu dài với thương hiệu.
Chân dung khách hàng rất có ích cho doanh nghiệp và nếu không có được chân dung, bạn sẽ chẳng biết được đối tượng của mình cần gì, thích gì và chắc chắn bạn cũng sẽ không thuyết phục được họ chi tiền để mua sản phẩm. Không có được chân dung khách hàng, có thể doanh nghiệp sẽ mơ hồ như kiểu bán thịt cho người ăn chay vì chẳng thể hiểu họ muốn gì.
Chính chân dung khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quát nhưng cũng rất chi tiết về mục tiêu. Nhờ đó, doanh nghiệp đoán địnnh được rủi ro, tiềm năng và xác định được chiến lược thương hiệu lâu dài. Ngoài ra, chân dung khách hàng còn là yếu tố quan trọng với bộ máy vận hành doanh nghiệp bởi nếu hiểu rõ được chân dung ấy, bạn sẽ tốt ít tiền hơn cho việc quảng cáo. Một thương hiệu có được chân dung khách hàng tốt sẽ nhanh chóng đánh trúng nhu cầu khách hàng, lan tỏa được thông điệp ý nghĩa mà khách hàng đang tìm kiếm.
Bản vẽ chân dung khách hàng (Persona) cần những gì?
Để có được bản vẽ chân dung khách hàng, chắc chắn doanh nghiệp không thể bỏ qua:
+ Mong muốn và thành tựu: Họ đã sở hữu được bao nhiêu căn hộ hay đi qua được bao nhiêu đất nước?,....Hãy tìm kiếm thông tin liên quan đến lĩnh vực của doanh nghiệp bạn cho câu hỏi này.
+ Thách thức và e ngại: Đừng nên chỉ nói những điều tích cực mà doanh nghiệp cũng cần khai thác cảm xúc lắng đọng của khách hàng, đây là cách để thương hiệu có được sức lan tỏa mạnh mẽ hơn.
+ Vai trò: Là một influencer chia sẻ thương hiệu của bạn đến mọi người xung quanh hay một buyer sẵn sàng chi trả? Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp doanh nghiệp có được hướng đi rõ ràng hơn.
+ Thói quen trên Internet: Hãy quan tâm khách hàng mục tiêu sử dụng mạng xã hội nào thường xuyên, tìm kiếm thông tin trên kênh nào, họ quan tâm vấn đề gì,..
+ Bảng thông tin: Doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến tên tuổi, giới tính hay nghề nghiệp, địa chỉ và tình trạng hôn nhân của khách hàng để có được bức chân dung đầy đủ nhất.
Quy trình nhào nặn chân dung khách hàng gồm những bước nào?
Để thu được thông tin khách hàng mà không khiến họ bất an hay khó chịu, doanh nghiệp có thể tham khảo sử dụng các phương thức tiếp cận như: Sử dụng biểu mẫu khảo sát với câu hỏi sẵn có, tạo các nhóm tập trung mời những phạm vi khách hàng tiềm năng cùng thảo luận về vấn đề mà bạn đặt ra, phỏng vấn trực tiếp với khách hàng,...
Một chân dung khách hàng có tên và hình ảnh rõ ràng sẽ khiến nội bộ doanh nghiệp nhớ lâu, dễ liên tưởng và có được hiệu quả trong việc tiếp cận khách hàng. Khi có được thông tin cần thiết, đừng quên có một món quà nhỏ dành tặng khách hàng để thay lời cảm ơn chân thành, đồng thời ghi dấu ấn đẹp về thương hiệu của bạn trong mắt khách hàng. Chân dung khách hàng chính là điều không thể thiếu trong chiến lược thương hiệu.
Song Kim chúc các bạn thành công trong việc phát thảo chân dung khách hàng của doanh nghiệp.