Cẩn trọng với các ý nghĩa khi đặt tên slogan

Menu

Cẩn trọng với các ý nghĩa khi đặt tên slogan

09:05:54 30-12-2020 | Lượt xem: 2070

Slogan là một thứ quan trọng mà công ty quan tâm. Các doanh nghiệp sẽ thích có một slogan hay ho nhằm thu hút khách hàng nhưng đôi khi, những slogan được dày công nghiên cứu lại bị suy nghĩ theo diễn biến khác. Hãy cẩn trọng với các ý nghĩa khi đặt tên slogan từ lời khuyên hữu ích mà Song Kim chia sẻ sau đây.
Cẩn trọng với các ý nghĩa khi đặt tên slogan

Cẩn trọng với các ý nghĩa khi đặt tên slogan

Một doanh nghiệp chuyên kinh doanh thực phẩm tươi sống sắm một câu slogan là “Tươi ngon – tiện lợi – giá rẻ”. Ban đầu, slogan này khá hút khách và cửa hàng cũng bán đúng những thực phẩm thiết yếu cho người dân. Ban đầu, cửa hàng có doanh thu ổn nhưng càng về sau, khách thưa dần và cuối cùng là đóng cửa.
Để tìm hiểu nguyên nhân thất bại, giám đốc đã làm cuộc điều tra hướng đến đối tượng là khách hàng tại khu chung cư mà cửa hàng đã kinh doanh. Kết quả thật bất ngờ: Khách hàng đã không còn hài lòng với dịch vụ cửa hàng và chính 3 yếu tố trong câu slogan trên lại vô tình mâu thuẫn với nhau khiến khách hàng thấy không vừa ý.
Để đảm bảo thực phẩm luôn tươi, cửa hàng đều lấy mới mỗi ngày và đồ thừa hôm trước sẽ đổ bỏ. Để việc mua sắm của khách hàng tiện lợi hơn, cửa hàng chăm sóc từng khâu, cụ thể như khách cần thêm túi đựng được đáp ứng ngay, khách đặt hàng qua điện thoại được nhân viên mang đến tận nhà,…Những dịch vụ này khiến chi phí kinh doanh tăng lên, qua một thời gian hàng hóa ở đây không còn rẻ và nếu cố giữ giá ban đầu, chắc chắn chất lượng sẽ giảm đi hoặc công ty phải bỏ bớt một vài tiện ích mua sắm. Lúc này, slogan “Tươi ngon – tiện lợi – giá rẻ” không còn đúng nữa.
Ban đầu khi đặt slogan này, doanh nghiệp mong muốn mang đến khách hàng thật nhiều giá trị tối ưu nhưng cuối cùng lại không thể, bởi các giá trị trong câu slogan này lại hướng đến các đối tượng tiêu dùng khác nhau. Với khách hàng bình dân, chắc chắn họ sẽ quan tâm nhất về giá, tầng lớp trung lưu lại quan tâm đến sức khỏe nên thích đồ tươi ngon, dân công chức thì do bận rộn nên yêu thích sự tiện lợi. Cửa hàng với câu slogan này đang cố để phục vụ nhiều khách hàng nhưng suy cho cùng lại chẳng thể phục vụ được đối tượng khách hàng nào một cách tốt nhất cả.

Một vài câu chuyện khác về slogan

Hay ví dụ về slogan khác của thương hiệu thức ăn nhanh với câu “Bánh mì ngon của mẹ”. Hiện nay, thị trường quảng cáo thích sử dụng câu nói, hình ảnh về bữa cơm gia đình, về kỷ niệm để lay động lòng người và gây chú ý với khách hàng. Tuy nhiên, slogan này lại không thực sự gắn kết được tình mẹ con.
“Bánh mì ngon của mẹ” nghe qua cũng khá hợp lý vì cửa hàng nằm gần trường cấp 2 và 3, đối tượng khách hàng chính là những học sinh còn sống với gia đình và phụ thuộc bố mẹ, slogan khơi gợi tình cảm mẫu tử được xem là phù hợp. Tuy nhiên, những bà mẹ Việt hiện nay lại có khá bận và thường sẽ không làm bánh mì mà sẽ mua cho con ăn vào bữa sáng cho tiết kiệm thời gian. Trong các bữa ăn khác, bánh mì cũng chỉ phù hợp tiệc nhẹ hoặc ăn vặt. Xét cho cùng, các bà mẹ thường ít làm bánh mì tại nhà nên câu slogan “Bánh mì ngon của mẹ” lại chẳng có được sự gắn kết hay liên hệ cuộc sống thực tế. Doanh thu của cửa hàng giảm sút và cuối cùng là phải rời đi vì kết quả kinh doanh không khả quan.
Hay như câu slogan của mẫu cháo ăn liền “Ngon như cháo mẹ nấu”. Slogan này nghe kỹ thì cũng có chút sơ hở bởi các bà mẹ bận rộn có ít thời gian để kiên nhẫn nấu cháo, vì thế các diễn đàn truyền nhau 1 bí quyết là ủ gạo qua đêm trong bình thủy. Nếu bà mẹ nào cũng tuân theo công thức này, cháo của bà mẹ nào sẽ ngon?
Một doanh nghiệp bán lẻ có câu slogan nghe khá oách, “Danh tiếng cao hơn doanh số”. Câu này thể hiện được tinh thần trọng danh dự, thể hiện doanh nghiệp sẽ không vì hám lợi mà đánh mất uy tín của mình. Tuy nhiên, câu này có vẻ không ổn. Khi doanh nghiệp chạy theo danh tiếng, đôi khi lại đánh mất chính mình do quá chú trọng “danh hão”, bỏ lơ việc chăm sóc khách hàng. Khi mất khách hàng, doanh thu và lợi nhuận cũng theo đó mà tan biến. Doanh nghiệp muốn tồn tại cũng đã khó nói gì đến việc gây dựng danh tiếng.
Doanh nghiệp luôn muốn đặt những slogan thật hay để khiến khách hàng ghi nhớ nhưng phải luôn suy xét kỹ càng mọi chuyện trước khi bông bố. Sự cẩn trọng là điều cần thiết khi đặt slogan cho doanh nghiệp của mình. Bạn đã có slogan riêng khi kinh doanh hay chưa? Và bạn đặt nó theo cách nào? Hãy chia sẻ ngay với Song Kim bằng cách để lại bình luận bên dưới, bạn nhé!
Theo TBKTSG
>>> Có thể bạn quan tâm: Quy trình thành lập công ty năm 2022
Zalo
X