tên doanh nghiệp

Menu

Cái name cái nick là gốc doanh nghiệp

11:49:25 10-12-2020 | Lượt xem: 1335

Để đặt được một cái tên sản phẩm hay dịch vụ của mình, chủ nhân của nó sẽ trăn trở đủ điều, phải làm sao cho tên hay và ý nghĩa, phải dễ nhớ nhưng gây được ấn tượng. Đôi khi, đó lại chính là con dao hai lưỡi.
Khoảng 5 đến 10 năm, những doanh nghiệp có tài chính kha khá trở lên sẽ bắt đầu công cuộc thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu. Điều này là để doanh nghiệp làm mới mình trong mắt khách hàng nhưng rất hiếm doanh nghiệp thay tên gọi (trừ trường hợp doanh nghiệp đó có vấn đề lớn trong kinh doanh). Đó là lý do mà cái name cái nick chính là góc doanh nghiệp.
Cái name cái nick là gốc doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp gắn liền với dịch vụ

Bạn từng nghe nói đến VNG? Đó chính là sự thay đổi từ Vinagame thành VNG – Startup kỳ lân đầu tiên của Việt Nam. Mặc dù chúng ta biết VNG phần lớn doanh thu từ game nhưng việc nỗ lực để thoát ra khỏi sựu định vị là công ty game online, Vinagame đã quyết định thay đổi luôn tên gọi.
Bạn đã nghe nói đến Grab nhưng có lẽ lại chưa từng nghe qua về MyTeksi. MyTeksi chính là hãng xe Grab mà chúng ta hay biết nhưng là tên gọi ở quê hương Malaysia. Khi bắt đầu “xuất ngoại”, startup này chuyển qua tên gọi Grab Taxi (do lúc đó chỉ có ứng dụng đặt taxi). Sau đó, vì sự phát triển mạnh mẽ qua các mảng như GrabBike, GrabCar nên đơn vị này đổi tên thành Grab. Với lần đổi tên này, Grab tốn đến hàng triệu đô la và đồng thời cũng đổi qua tên miền mới là Grab.com.
Tiki từ ban đầu lấy một cái tên trung lập, mặc dù lúc đó mảng chính của hãng vẫn là bán sách trên mạng. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ,Tiki trở thành ứng dụng mua sắm trực tuyến hàng đầu Việt Nam và lấn sân sang nhiều nước khác. Tiki được viết tắt từ “tìm kiếm” và hiện nay, cái tên này vẫn không hề lỗi thời dù Tiki có mảng bán hàng khá rộng từ sách đến đồ tiêu dùng nhanh, đồ điện tử,...

Địa phương hóa tên gọi doanh nghiệp

Đa phần doanh nghiệp hiện nay thích việc tập trung hóa tên gọi thì vẫn có một số đơn vị thích đi ngược lại, chẳng hạn như chúng ta nghe nói đến GoJek. Gojek ở mỗi quốc gia có một cái tên khác nhau như tại Việt Nam, khi đơn vị này tấn công vào thị trường thì mang cái tên Go-Viet (mới đổi lại Gojek thời gian gần đây) và tại Thái, nó lại mang tên là GET.
Khi có nhiều tên gọi, nó cũng mang đến những yếu tố tiêu cực như doanh nghiệp phải xây dựng nhiều thương hiệu, gây dựng Facebook fanpage, duy trì nhiều ứng dụng cũng khiến tiêu tốn nhiều tiền và nhân lực. Khi Grab đã phải đấu tranh rất nhiều để không bị tách những dịch vụ của mình ra những Facebook fanpage khác nhau thì Gojek lại đi ngược.
Jack Ma – Nhà sáng lập Alibaba khi đặt tên cho ứng dụng của mình đã chọn lựa cái tên mà ông cho rằng từ người già đến trẻ em ai ai cũng đều biết. Dĩ nhiên, chúng ta có lẽ đã từng nghe qua một hoặc rất nhiều lần về câu chuyện Alibaba. Cũng đồng quan điểm này, chúng ta cũng bắt gặp nhiều cái tên như Samurai, Vitamin, Virus,....
Ở thời buổi hội nhập này, đừng quên chọn cho doanh nghiệp mình một cái tên dễ nghe, dễ đọc, dễ viết và nhớ là đừng mang ý nghĩa xấu hay tiêu cực. Đồng thời, nhà quản trị cũng không nên bỏ qua việc khảo sát ngôn ngữ khi đặt tên, tránh trường hợp những tên thương hiệu của mình khi dịch sang tiếng địa phương mang ảnh hưởng xấu, ví dụ như dòng xe Laputa của Mazda khi dịch sang tiếng Tây Ban Nha là “gái điếm”. Một ví dụ khác từ Pajero của Mitsubishi là “ngu đần”. Thật là họa vô đơn chí!
Thiện Khôi – Song Kim
Zalo
X