Độc quyền thương hiệu là gì

Menu

Độc quyền thương hiệu (nhãn hiệu, logo) là gì?

16:41:34 05-07-2020 | Lượt xem: 4964

Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam, ngày càng nhiều các nhiều doanh nghiệp mới được thành lập và tồn tại. Cụ thể theo số liệu thống kê của Bộ kế hoạch và đầu tư, trong năm 2019, tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường là gần 180.000 doanh nghiệp (tăng 7,4% so với năm 2018). Đi kèm theo đó, là hàng trăm ngàn thương hiệu (hay còn gọi là nhãn hiệu, logo) mới xuất hiện mỗi năm, đó còn chưa kể đến các thương hiệu của các cá nhân, tổ chức kinh doanh nhưng không thành lập công ty.
Cũng chính vì vậy, hiện tượng các thương hiệu tương tự với nhau hay các hành vi xâm phạm thương hiệu xuất hiện ngày càng nhiều. Điều này gây rất nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp, thậm chí có thể đẩy doanh nghiệp đến nguy cơ thua lỗ.
Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể bảo vệ thương hiệu của mình?
Song Kim xin giải đáp thắc mắc trên của Quý doanh nghiệp.
Độc quyền thương hiệu (nhãn hiệu, logo) là gì?
 

Độc quyền thương hiệu (nhãn hiệu, logo) là gì?

Độc quyền thương hiệu có nghĩa là chỉ duy nhất một mình bạn được quyền sử dụng dụng thương hiệu của mình một cách hợp pháp trong quá trình kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ đã đăng ký bảo hộ.

Làm thế nào để được sử dụng độc quyền thương hiệu

Có hai cách để được sử dụng thương hiệu một cách độc quyền. Song Kim xin chia sẻ với các bạn, cụ thể như sau:
Cách thứ nhất: doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục Sở hữu Trí tuệ trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ để được độc quyền. Hiện nay, đây là cách thức phổ biến nhất để được độc quyền thương hiệu tại Việt Nam.
Cách thứ hai: thương hiệu của doanh nghiệp phải được công nhận là nổi tiếng qua các tiêu chí quy định tại điều 71 Luật Sở hữu Trí tuệ, cụ thể như sau:
  • Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
  • Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
  • Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
  • Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
  • Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
  • Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
  • Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
Tuy nhiên, việc chứng minh một thương hiệu nổi tiếng là hết sức khó khăn và hiện tại vẫn chưa có bất cứ một thương hiệu nào được chính thức công nhận là nổi tiếng tại Việt Nam.
Do đó, việc đăng ký bảo hộ để được độc quyền thương hiệu là điều kiện gần như bắt buộc đối với tất cả các cá nhân, doanh nghiệp có sử dụng thương hiệu. 
Để đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu, các cá nhân, doanh nghiệp phải nộp tờ khai đăng ký thương hiệu tại Cục Sở hữu Trí tuệ.
Sau khi tờ khai được nộp đúng với quy định, Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ xem xét thương hiệu có đủ điều kiện bảo hộ hay không trước khi đưa ra quyết định bằng văn bản chấp nhận hay từ chối bảo hộ độc quyền cho thương hiệu.

Ai có thể nộp đơn đăng ký độc quyền thương hiệu?

Theo quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu Trí tuệ thì cả tổ chức (bao gồm các loại hình doanh nghiệp, v.v.) và cá nhân đều có quyền đăng ký độc quyền thương hiệu do mình sử dụng.

Lợi ích của việc đăng ký độc quyền thương hiệu:

  • Thứ nhất: tạo cơ sở pháp lý để doanh nghiệp được độc quyền sử dụng thương hiệu. Nếu thương hiệu đạt yêu cầu, Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ cấp cho người nộp đơn (cá nhân hoặc doanh nghiệp) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Bằng độc quyền thương hiệu) và đây là tài liệu chứng minh cho việc được quyền độc quyền của người sử dụng thương hiệu
  • Thứ hai: là căn cứ để ngăn cản, xử lý các bên vi phạm thương hiệu. Doanh nghiệpcó thể dựa vào Bằng độc quyền để yêu cầu bên vi phạm thương hiệu của mình chấm dứt hành vi xâm phạm thương hiệu hoặc đề nghị các cơ quan chức năng xử lý theo quy định.
  • Thứ ba: đăng ký độc quyền thương hiệu sẽ tạo uy tín và nâng cao sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp. Việc đăng ký độc quyền thương hiệu sẽ chứng minh cho khách hàng và đối tác thấy rằng doanh nghiệp có một kế hoạch phát triển bền vững và lâu dài, từ đó tạo dựng được niềm tin cần thiết.
  • Thứ tư, thương hiệu khi được cấp Bằng độc quyền sẽ trở thành tài sản của doanh nghiệp. Thương hiệu được công nhận là một loại tài sản và giá trị theo thời gian sẽ tăng tùy vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Những thương hiệu hàng đầu thế giới có giá trị hàng trăm tỷ đô la như Apple, Google, Amazon, Microsoft, Cocacola, Sam Sung, v.v. Đặc biệt, đối với các thương hiệu trong lĩnh vực thời trang như Gucci, Chanel, YSL, v.v. thì giá trị còn cao hơn cả tài sản hữu hình của công ty sở hữu thương hiệu.
  • Thứ năm: thương hiệu đã được cấp Bằng độc quyền tạo cơ sở để cho thuê, bán lại hoặc nhượng quyền. Một số thương hiệu được nhượng quyền như Milano, Trung Nguyên, Tocotoco, Petrolimex, v.v.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách đặt tên doanh nghiệp mới nhất

Hậu quả của việc KHÔNG đăng ký độc quyền thương hiệu:

  • KHÔNG được độc quyền thương hiệu
  • KHÔNG có quyền tài sản đối với thương hiệu
  • CÓ THỂ BỊ người khác đăng ký mất thương hiệu
  • KHÔNG được sử dụng thương hiệu nếu người khác đã đăng ký mất
Thương hiệu chỉ được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Bằng độc quyền cho người đăng ký sớm nhất, vì vậy để đảm bảo lợi ích Quý doanh nghiệp hãy đăng ký độc quyền thương hiệu càng sớm càng tốt.
Quý doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu đăng ký thương hiệu xin vui lòng liên hệ với Song Kim để được tư vấn miễn phí và hướng dẫn chi tiết.
Zalo
X